Hotline: 0983 228 7190912 457 217 - 086 777 3599 

SẢN PHẨM
Hỗ trợ trực tuyến
Bán Hàng: 086 777 3599
0983 228 719 - 0912 457 217
vaisoiphuloc@gmail.com

Công ty Phú Lộc

HÌNH ẢNH CÔNG TY

LƯỢT TRUY CẬP
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 289
Số thành viên Ngày hôm qua: 283
Tổng Tổng: 856135
Tin tức

Vải Kaki trong đồng phục: Những điều có thể bạn chưa biết
19 Tháng Tám 2020 :: 11:59 SA :: 1450 Views :: Vải kaki

Thị trường vải hiện nay rất đa dạng với rất nhiều các loại vải may đồng phục khác nhau. Trong đó, vải kaki là chất liệu vải may được sử dụng khá phổ biến. Vải kaki là gì? Tính chất và ứng dụng trong việc may đồng phục nói chung. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguồn gốc vải kaki

  
Vải Kaki trong đồng phục: Những điều có thể bạn chưa biết
  
Vải kaki ra đời từ giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Vào những năm đó, quân phục của lính Anh là áo khoác đỏ và quần trắng là từ vải len. Do khí hậu quá nóng nực, quân phục hồi đó không phù hợp và làm ảnh hưởng đến tâm lý chiến đấu của quân lính. Chính vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len bằng chất vải mỏng, nhẹ, có màu nâu đất giúp dễ dàng ngụy trang. Và đó chính là nguồn gốc sơ khai của loại vải này bây giờ.
Vào hồi đó, loại vải kaki như này thường được dùng để may quân phục cho lính Anh và dần được phổ biến rộng khắp trên thế giới. Tại Mỹ, loại vải này được phổ biến rộng rãi từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Hiện nay, với sự phát triển của nền công nghiệp may mặc, đã cho ra đời rất nhiều các chất liệu may quần khác nhau như: vải tuýt-xi, vải jean,…nhưng không phải độ tuổi, môi trường hay hoàn cảnh nào đều có thể mặc quần với chất liệu như vậy. Chính vì thế, loại vải kaki là sự thay thế hoàn hảo, khắc phục những nhược điểm của các loại vải kaki trên. Cho đến nay, những dạng vải kaki như vậy được áp dụng phổ biến trong may mặc, từ những sản phẩm cao cấp hay bình dân đều có thể được may bởi chất liệu vải kaki này.

Quá trình sản xuất vải Kaki

  
Vải Kaki trong đồng phục: Những điều có thể bạn chưa biết
  
Quy trình dệt và nhuộm vải kaki gồm nhiều công đoạn phức tạp. Thông thường, qui trình sản xuất gồm 4 khâu cơ bản là thu hoạch nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải và nhuộm.

Thu hoạch bông

Bước đầu tiên của quá trình sản xuất vải kaki là thu hoạch bông. Bông xơ được chọn lựa và phân loại kỹ càng sau đó được đóng lại thành những kiện bông. Nguyên liệu được chọn phải có kích cỡ bằng nhau và được loại bỏ các tạp chất như bụi, đất, hạt,... và đưa vào quy trình kéo sợi.

Kéo sợi

Bông xơ được đánh rối, xử lý tiệt trùng và tạo thành các tấm phẳng đều. Các sợi được kéo sợi thô để gia tăng chiều dài, độ bền. Chúng tiếp tục được đánh thành từng ống.
Sau khi thành sợi hoàn chỉnh, sợi phải qua quá trình hồ sợi dọc. Công đoạn này sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số chất nhân tạo để bọc quanh sợi, gia tăng độ bền, độ trơn bóng cho vải. Tùy theo ý đồ sản xuất, các hãng có thể thêm bớt nguyên liệu để gia tăng tính năng đặc trưng của sản phẩm.

Dệt vải

Sợi kaki được dệt bằng máy theo phương thức kết hợp sợi dọc và sợi ngang. Chất liệu được dệt kiểu vân chéo. Vì vậy, mặt vải thường có những đường chéo nghiêng với 2 mặt không giống nhau về hướng chéo. Vải kaki tuy dày nhưng khá mềm mượt.
Tiếp đó, vải kaki được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong dung dịch hóa học và các phụ gia để loại bỏ phần hồ và tạp chất còn sót lại. Sau đó, tấm vải kaki được đưa vào làm bóng. Quá trình giúp các sợi cotton nở hơn giúp dễ nhuộm hơn, tăng độ chuẩn màu cho vải.
Cuối cùng, vải kaki được làm trắng để bay hết màu tự nhiên và được mang đi nhuộm màu.

Nhuộm màu

Sợi vải kaki thường được nhuộm bằng thuốc nhuộm. Phụ gia được sử dụng để tăng cường khả năng bám màu. Quá trình nhuộm được tiến hành nhiều lần với các loại thuốc khác nhau. Sau mỗi lần nhuộm, vải lại được giặt để tách các tạp chất và hóa chất còn sót lại. Để hoàn thiện, vải cũng được đưa vào công đoạn wash để làm mềm, tăng cường tuổi thọ, chống co và nhăn cũng như phôi ra màu thừa.
Cuối cùng, vải được đóng gói vận chuyển đi tiêu thụ hoặc chuyển sang khâu thiết kế.

Vải kaki là gì?

Vải kaki là loại vải có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải kaki có mình vải khá cứng và dày.

Phân loại vải kaki và ứng dụng của vải kaki

  
Vải Kaki trong đồng phục: Những điều có thể bạn chưa biết
  
Trên thị trường có rất nhiều loại loại vải khác nhau, về cơ bản vải kaki được chia làm 2 loại chính là kaki thun và kaki không thun. Để cụ thể hơn, chúng tôi sẽ phân loại các loại vải này theo 2 yếu tố chính: theo độ co giãn và theo tính chất hóa học của vải.

Dựa vào độ co giãn của vải kaki

Theo độ co giãn, loại vải này được chia thành 2 loại: kaki không thun và kaki thun:
Kaki không thun: đây là loại vải ít nhăn, có độ cứng cao. Chính vì đặc điểm này, vải không thun thường để may quần tây nam, quần tây ống đứng để tạo form dáng đứng hoặc dùng để may đồ bảo hộ.
Kaki thun: đây là loại vải có pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn của vải, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải kaki thun thường được dùng để may váy, đầm ôm body, áo vest nữ, quần tây nữ,…

Dựa vào thành phần hóa học của vải kaki

Căn cứ vào thành phần hóa học, loại vải này được chia làm 2 loại: kaki cotton và kaki polyester:
Kaki cotton: là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên, có độ dày vừa phải, khi mặc có cảm giác khá thông thoáng, dễ chịu. Vải kaki cotton được ứng dụng để may các loại váy ôm, quần ôm cho phụ nữ.
Kaki polyester: là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, độ thấm hút mồ hôi kém, không co giãn khi giặt. Kaki polyester được ứng dụng khi may tạp dề đồng phục nhà hàng, quán ăn, mũ nón, balo,…

Tính chất vải kaki

Dòng vải này có tính chất chung là bền, mát, không nhăn, co giãn. Chính vì thế, vải kaki sử dụng khá nhiều để may quần, may balo, mũ nón, đồng phục công sở như chân váy, đầm, áo vest, bảo hộ lao động,…Ngoài ra, loại vải này có đa dạng về màu sắc, kiểu dáng cho bạn lựa chọn, phù hợp với mọi lứa tuổi và môi trường khác nhau.
Chính nhờ những ưu điểm nổi trội như vậy, thế nên loại vải này hiện đang là một chất liệu vải đã và đang sử dụng khá phổ biến khi may đồng phục. Sự đa dạng về màu sắc và kiểu dáng hứa hẹn sẽ mang đến những trang phục đạt đến tính thẩm mĩ và độ bền tốt nhất.
 

 

Các tin bài khác
Tổng hợp các loại vải kaki có giá rẻ, chất lượng hiện nay 17/03/2024
Các loại vải kaki cao cấp có tính ứng dụng cao trong may mặc 18/02/2024
Những ứng dụng của vải kaki 100 cotton 14/01/2024
Nguồn gốc vải kaki thun Hàn Quốc và những ứng dụng 17/12/2023
Vải Kaki Hàn Quốc - Sự Lựa Chọn Tối Ưu Cho Thời Trang Hiện Đại 19/11/2023
Phong Cách Độc Đáo Thu Hút Mọi Ánh Nhìn Với Vải Kaki Co Giãn 16/10/2023
Vải Kaki Pangrim - Sự Lựa Chọn Hàng Đầu Cho Trang Phục Công Việc 18/09/2023
Vải Pangrim 2721 - Sự Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Trang Phục Công Việc 14/08/2023
Khám Phá Sự Thoải Mái Và Chất Lượng Của Vải Kaki Pangrim Hàn Quốc 17/07/2023
Khám Phá Sự Thoải Mái Và Chất Lượng Của Vải Kaki Pangrim Hàn Quốc 17/07/2023
Vải Pangrim Hàn Quốc - Sự Hoàn Hảo Giữa Truyền Thống Và Hiện Đại 19/06/2023
Vải pangrim 2721 là gì? Ứng dụng của vải pangrim 2721 16/06/2022
Tìm hiểu về vải may quần áo bảo hộ lao động kaki pangrim hàn quốc 16/06/2022
Vải kaki co giãn tốt không? Công dụng chính của vải kaki co giãn 16/06/2022
Vải kaki hàn quốc là gì? Tác dụng của vải kaki Hàn Quốc 16/06/2022
Vải pangrim Hàn Quốc - vải may quần áo bảo hộ chất lượng cao 16/06/2022
Vải kaki là gì? Các loại vải kaki giá rẻ được ưa chuộng 15/06/2022
Vải kaki chống tĩnh điện là gì? Ưu điểm của vải kaki chống tĩnh điện 15/06/2022
Vải kaki cao cấp là gì? Phân biệt các chất liệu kaki hiện nay 15/06/2022
Vải kaki 100 cotton là gì? Ứng dụng của vải kaki 100 15/06/2022
Tìm hiểu ứng dụng của vải kaki thun Hàn Quốc 15/06/2022
Tìm hiểu về khái niệm và ứng dụng của vải chống cháy 08/04/2021
Ứng dụng của Vải Nomex trong cuộc sống hàng ngày 08/04/2021
Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của vải kaki 08/04/2021
Vải Pangrim Hàn Quốc luôn cần thiết khi may bảo hộ lao động 24/12/2020
Cách chọn vải chống tĩnh điện phù hợp 24/12/2020
Truy tìm loại vải may đồng phục chuyên biệt trên thị trường 20/10/2020
Vải may đồng phục học sinh: Có phải chỉ cần thoáng mát là đủ? 13/10/2020
Mẹo phân biệt các loại vải kaki chuẩn chất nhất 06/10/2020
10 Nguyên tắc vàng bạn cần lưu tâm khi diện quần short vải Kaki 29/09/2020
CÔNG TY CP KINH DOANH VẢI SỢI PHÚ LỘC THÔNG TIN CẦN BIẾT BẢN ĐỒ
Địa chỉ : Số 65 - 67 đường Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: PKD: 02439274190 - 086 777 3599
Chị Ngọc: 0983.228.719
Anh Bằng 0912.457.217 
Website: http://www.vaisoiphuloc.vn
Email: vaisoiphuloc@gmail.com
 
   
Giờ làm việc:
Sáng từ: 7h30 - 12h
Chiều từ: 13h30 - 17h
Nghỉ chủ nhật và các ngày lễ tết theo lịch nhà nước

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH
VẢI SỢI PHÚ LỘC

Địa chỉ : Số 65 - 67 đường Hồng Hà,
phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội
ĐT: PKD: 0243.9274.190/ 0867.773.599
Chị Ngọc: 0983.228.719
Anh Bằng 0912.457.217 
Website: http://www.vaisoiphuloc.vn
Email: vaisoiphuloc@gmail.com
29 Tháng Ba 2024       Đăng Nhập 
Copyright by Vải Sợi Phú Lộc | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin