Vậy vải kaki là gì?
Kaki là loại vải khá dày và cứng vải. Kaki có thể dệt từ cotton 100%, hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp.
Nguồn gốc và đặc điểm của vải Kaki?
Bộ trang phục đầu tiên được tiến hành may đo bằng vải Kaki xuất hiện chính xác là từ giữa thế kỷ XIX bởi Harry Bernett Lumsden – người phụ trách may trang phục cho quân lính của nước Anh thời bấy giờ. Trước đó, quân phục của quân lính nước Anh là quần màu trắng và áo khoác màu đỏ đều được làm bằng vải len.
Len là một loại vải cực kỳ hấp thụ nhiệt và gây nóng cho cơ thể. Khi đó, quân đội Anh đang hoạt động ở Ấn Độ, mà thời tiết ở đây thì rất nóng nực. Vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế chất len bằng một chất vải khác phù hợp hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn và có màu nâu đất, rất thích hợp trong chiến đấu và dễ ngụy trang. Chất liệu vải mới này chính là vải Kaki.
Sau khi vải Kaki được ra đời, nó được sử dụng để may quân phục cho quân lính nước Anh rồi lan rộng dần ra đến các quân đội khác trên toàn thế giới cũng sử dụng chất liệu này để may quân phục.
Thời gian đầu, vải Kaki chỉ được biết đến và sử dụng trong các quân đội. Sau đó, nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn trong cả đời sống hàng ngày như trang phục cho người dân và chủ yếu là may quần cho nhân dân Mỹ, thời điểm đó là sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Hiện nay, vải Kaki xuất hiện có thể nói là trải dài ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, loại vải này thường sẽ là được sử dụng rộng rãi và trở nên phổ biến vì đặc điểm riêng biệt của chính nó.
Các loại vải khác ngoài kaki cũng được mọi người ưa chuộng chẳng hạn như vải bò và Tuýt-xi hướng tới các tập khách hàng cố định khác nhau: vải Jean thường dùng may các loại quần Jeans, hướng tới giới trẻ năng động, khỏe khoắn; vải Tuýt-xi thường dùng để may quần tây, hướng tới thời trang công sở.
Trong khi đó, vải Kaki sử dụng được cho tất cả mọi người, mọi đối tượng ngành nghề, lứa tuổi khác nhau. Vải Kaki khắc phục được nhược điểm của 2 loại vải đối thủ. Vì vậy, nó được nhiều người tìm kiếm, ưa thích và sử dụng để may thành trang phục.
Một số đặc điểm của vải Kaki
Vải Kaki có tính chất chung là bền, ít nhăn và cầm màu tốt, có thể co giãn hoặc không. Ngoài ra, vải Kaki không chỉ được sử dụng chỉ trong may mặc, mà còn được sử dụng để may balo, mũ, đồng phục công sở, mà phổ biến nhất là đồng phục bảo hộ lao động.
Vải Kaki có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, khác nhau cho bạn lựa chọn. Trang phục được may từ vải kaki thường có đường may xếp ly và có nhiều túi lớn nhỏ để phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi môi trường.
Tính ứng dụng của vải Kaki ra sao?
Vải kaki có tính chất chung là dày, bền, mát, không nhăn, hút ẩm tốt, có thể co giãn hoặc không, vì thế kaki có lẽ là loại vải đa năng và được ứng dụng nhiều nhất trên thế giới. Hầu như tất cả các loại trang phục như vest, đồ bảo hộ lao động, quần học sinh, quần công sở, quần lửng, quần đùi, váy, đầm, áo khoác, mũ nón, balo, tạp dề,…. đều có thể được may bằng vải Kaki.
Phân loại vải Kaki
Trên thị trường có rất nhiều loại Kaki khác nhau, dựa vào độ co giãn của vải, dựa vào thành phần hóa học của vải, dựa vào nhà máy sản xuất vải…..Chúng tôi tạm liệt kê một vài loại vải Kaki để Quý khách tham khảo:
Dựa theo độ co giãn của vải, sẽ có Kaki thun và Kaki thường (không co giãn)
Kaki thun: Là loại vải kaki có pha thêm sợi spandex tạo nên sự co giãn của vải. Chính vì vậy, kaki thun tạo nên sự thoải mái và thoáng mát cho người mặc.
Vải Kaki thun rất thích hợp dành dùng để may các trang phục ôm, bó sát như váy nữ, áo blazer nữ, áo khoác nữ, áo vest nữ, quần dài nữ, quần kaki dáng ôm nam.…
Kaki thường (không co giãn): là loại vải có độ cứng cao, ít nhăn và phù hợp với các trang phục dành cho nam.
Kaki thường được dùng để may quần tây nam, quần tây ống đứng để tạo nên form đứng thẳng của quần, đề cao tính lịch sự, gọn gàng và lịch lãm hoặc đồ bảo hộ lao động.
Dựa theo thành phần hóa học của vải, sẽ có Kaki Polyester và Kaki cotton
Kaki Polyester: là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp. Bởi thành phần đặc trưng trong chất liệu vải này là Ethylene, một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ. Một số đặc tính của Kaki Polyester giúp người dùng dễ nhận biết đó là: khả năng thấm và hút ẩm cực thấp, có thể chống cháy và không co giãn khi giặt. Điều này cũng dễ hiểu vì quá trình tạo chất Ethylene trong Polyester được thực hiện theo phản ứng trùng hợp, gồm nhiều hợp chất hóa học không thể tách rời.
Kaki polyester hay được ứng dụng trong may mũ, nón, tạp dề, ba lô,…
Kaki Cotton: là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên nên độ dày vừa phải. Các trang phục sử dụng loại Kaki Cotton thường tạo cảm giác mặc thoáng mát, dễ chịu, không quá gò bó vào cơ thể con người.
Vải Kaki Cotton thích hợp dùng để may các loại váy hay quần nữ theo kiểu dáng ôm sát cơ thể, tôn lên vóc dáng vốn có của người phụ nữ.
Cách nhận biết các loại vải Kaki
Đối với các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành
Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành thì việc nhận biết các loại vải là tương đối đơn giản. Họ chỉ cần nhìn, sờ vào hoặc ngửi mùi vải và cảm nhận là có thể phân biệt được đây là loại vải nào rất dễ dàng.
Đối với những người mới kinh doanh hay người sử dụng thông thường
Với 2 dạng vải chính trong số đó là Kaki thun và Kaki không thun dễ dàng có thể nhận biết nhờ vào độ dày của vải. Vải nào mềm và mỏng hơn sẽ là Kaki thun, ngược lại là Kaki không thun.
Với Kaki Polyester và Kaki Cotton, ta có thể phân biệt bằng cách đốt cháy. Khi đốt cháy, mẫu vải Kaki Cotton nó sẽ có hiện tượng cháy rất nhanh với ngọn lửa màu vàng và sau đó 1 lúc tàn vải hóa thành tro. Mẫu vải kaki Polyester sẽ không bén lửa và có mùi thơm nhẹ nhàng.
Cách vệ sinh, bảo quản
Muốn vải Kaki phát huy tối đa độ bền trong suốt thời gian sử dụng thì bắt buộc phải vệ sinh và bảo quản đúng cách để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
Giặt vải đúng cách
Trước khi giặt đồ kaki bạn nên lột mặt trái của sản phẩm để tránh thao tác vò ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
Nên giặt đồ kaki riêng biệt, không giặt chung với các loại sợi vải thông thường khác.
Chỉ nên giặt các sản phẩm làm từ vải kaki bằng tay chứ không nên sử dụng máy giặt vì lực quay mạnh của máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
Chất tẩy rửa dùng trong quá trình giặt phải dịu nhẹ, lành tính, không có tính tẩy mạnh. Đặc biệt không dùng thuốc tẩy chuyên dụng để loại bỏ vết bẩn trên vải Kaki vì sẽ gây ra tình trạng phai màu loang lổ trông rất mất thẩm mỹ.
Khi phơi tuyệt đối không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào vải vì nhiệt cao sẽ khiến loại vải này bị bạc màu hoặc ngả màu khác.
Bảo quản
Khi cất giữ loại vải này đặc biệt là trang phục nên sử dụng giấy lụa hoặc khăn bông sạch bọc ngoài để tránh vi khuẩn và bụi bẩn bám vào quần áo.
Không nên gập và để nhiều đồ nặng lên trên bề mặt quần áo kaki vì để lâu trong thời gian dài sẽ gây tình trạng mất dáng hoặc bị nhăn nhúm.
Môi trường lý tưởng nhất để bảo quản quần áo kaki là nơi thoáng mát, tối và khô vừa đủ, tuyệt đối tránh khu vực ẩm ướt.
Nên để loại vải này trong tủ nhôm kính thay vì để trong tủ gỗ sẽ rất dễ bị mối mọt.